bg-mot-goc-nhin-

Một góc nhìn

NGÀY ĐẦU THÁNG 5

4. NGẪM CÂU “BUÔN CÓ BẠN, BÁN CÓ PHƯỜNG”

     Khi thị trường tiêu thụ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, các doanh nghiệp (DN) tham gia cuộc chơi phải có sự ứng phó kịp thời và nhất là có hiệu quả mới mong sớm trở lại trạng thái cân bằng, thở phào cho cố gắng của mình mang lại sự tích cực.

Xem tiếp...

NGÀY ĐẦU THÁNG 5

3. VƯỢT DỐC

     Tháng 5 này, ở FMC có mật độ khách hàng tới làm việc cao bất ngờ, chưa hề xảy ra. Trong hoàn cảnh khó khăn, đây là chuyện mong đợi.
     Điều trùng hợp là khách đến có cả từ ba thị trường lớn là Nhật, Hoa Kỳ và EU. Đây hoàn toàn là khách hàng lớn, đang có và công việc trao đổi là thống nhất triển khai mặt hàng mới, các hợp đồng vừa ký kết, sản lượng dự kiến tiêu thụ cũng như tham quan lẫn kiểm tra nhà xưởng, trại nuôi… Trong đó, khách từ Nhật có vai trò to lớn hơn, chiếm tỉ trọng đơn hàng cao hơn.

Xem tiếp...

NGÀY ĐẦU THÁNG 5

2. HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM 

     Tháng 5, khi sự chuyển mùa đang ổn thỏa, trời mát dịu dần, các khu vực thả nuôi sớm đang thu hoạch, các khu nuôi một vụ ăn chắc đang hoàn tất những công việc cuối để lấy nước. Cái nhìn theo diễn tiến chu kỳ, thì nuôi tôm không có gì khác lạ, chỉ là chuyện đến hẹn lại lên.

Xem tiếp...

NGÀY ĐẦU THÁNG 5
1. NHẮC CHUYỆN CON TÔM

     Tôi sống trong môi trường con tôm vừa đúng 40 năm. Sự chuyển động vươn lên của ngành, bao chuyện hỉ nộ ái ố diễn tiến từng ngày, từng năm tháng tôi đều trải qua. Niềm vui không nhỏ là từ mức xuất khẩu khiêm tốn khoảng 5 triệu USD của 45 năm trước nay trên 4 tỷ USD, con tôm hiên ngang trở thành một mũi nhọn kinh tế đáng kể của đất nước ta.

Xem tiếp...

        Hiện nay đã xuất hiện một khái niệm mới là CSV (Creating Shared Value – tạo lập giá trị chung) do hai GS Michael Porter và Mark Kramer của ĐH Harvard phát triển. Đây được đánh giá là xu hướng thực hiện trách nhiệm xã hội mới của doanh nghiệp và bền vững hơn so với CSR (Corporate Social Responsibility - trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp).  

Nếu CSR thuần túy như là sự cho đi của doanh nghiệp sau khi hoạt động kinh doanh có lợi nhuận và trích ra một phần để đầu tư cho cộng đồng, công cụ giúp doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và độc lập với kế hoạch kinh doanh; thì CSV lại là chiến lược kinh doanh đồng thời tạo ra giá trị xã hội và giá trị kinh tế một cách bền vững với cả doanh nghiệp và cộng đồng. CSR là thiên về trách nhiệm, CSV thiên về tạo ra giá trị.

Lợi ích của CSV so với CSR nằm ở chiến lược “dài hơi” và mang tính bền vững, các bên cùng có lợi. Thay vì hoạt động từ thiện đơn lẻ, hoặc mang tính “cho con cá”, thì hiện nay các doanh nghiệp đang có xu hướng hướng tới hoạt động “cho cần câu”.

Chương trình “Phát triển ngành sữa” của Cô Gái Hà Lan được ghi nhận là hình mẫu của việc “tạo lập giá trị chung” tại Việt Nam. Công ty đã thành lập đội khuyến nông gồm 70 chuyên viên được đào tạo bài bản, tận tâm hướng dẫn và giúp nông dân nâng cao kỹ thuật chăn nuôi, thiết lập một hệ thống thu mua, ký hợp đồng thu mua sữa trực tiếp với nông dân, áp dụng chính sách trả tiền theo chất lượng sữa nhằm khuyến khích nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sữa. Sau hơn 15 năm thực hiện, chương trình đã giúp hơn 3.100 hộ nông dân sống ổn định với nghề, phát triển việc chăn nuôi bò sữa một cách bền vững, đồng thời, tạo ra một nguồn cung nguyên liệu bền vững, chất lượng cao cho công ty.

Ví dụ một doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi và chế biến tôm tư vấn cho nông dân về cách nuôi tôm, thu mua nguyên liệu của nông dân và trả giá cao hơn giá thị trường nếu chất lượng nguyên liệu tốt hơn. Năng suất và chất lượng tôm nâng cao giúp thu nhập nông dân tăng, ảnh hưởng xấu tới môi trường giảm, nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp ổn định và chất lượng sản phẩm nâng cao. Như vậy, “giá trị chung” được tạo ra.

Trong thời gian xảy ra dịch Covid-19, một số doanh nghiệp đã linh hoạt vận dụng CSV đóng góp vào quỹ Covid-19 thông qua việc trích tiền từ các chiến dịch bán hàng. Viettel, MobiFone, VinaPhone đã xây dựng và triển khai các “GÓI CƯỚC COVID”, theo đó với mỗi gói cước được đăng ký/gia hạn thành công, doanh nghiệp sẽ trích ra 5.000 đồng để ủng hộ vào Quỹ Vaccine phòng Covid-19. Bên cạnh việc trích một phần giá trị của gói cước để ủng hộ quỹ, các doanh nghiệp này cũng hỗ trợ người dân bằng cách tăng dung lượng sử dụng dữ liệu để người dân làm việc và học tập từ xa. Nhờ vậy, doanh thu của doanh nghiệp tăng, người sử dụng được có lợi và đóng góp vào nguồn quỹ cùng cộng đồng phòng chống Covid-19.

Để doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, đóng góp nhiều cho cộng đồng trong khi vẫn đảm bảo sự thành công lâu dài trong kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn và có chiều sâu hơn vào các hoạt động tạo giá trị chung.

NHỮNG KHÓ KHĂN CẦN GIẢI QUYẾT ĐỂ TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU TÔM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong bối cảnh các ngành nghề đang được hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do EVFTA đều tranh thủ cơ hội tăng cường xuất khẩu sang thị trường EU, ngành tôm Việt Nam cũng đã có sự tăng trưởng khả quan ở thị trường này sau một năm EVFTA chính thức có hiệu lực. Đó là một tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp tôm trong nước. Tuy nhiên, để tiếp tục mở rộng thị trường này, thì vẫn còn những vấn đề cần quan tâm.

Hiện nay, tôm Việt Nam chủ yếu được hưởng lợi ở các mặt hàng chế biến đơn giản gồm tôm tươi các loại HLSO, PTO, PD…vì các mặt này được hưởng thuế suất ưu đãi 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực. Điều đáng quan tâm là tại thị trường EU, những mặt hàng này của Việt Nam phải cạnh với những đối thủ đáng gờm như Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia và một đối thủ mạnh khác mới nổi trong 2 năm trở lại đây là Ecuador với lợi thế từ giá tôm thấp và vận chuyển dễ dàng. Trong khi đó, chi phí nuôi tôm tại Việt Nam đang ở mức khá cao làm cho giá tôm nguyên liệu cao dẫn đến giá thành kém cạnh tranh hơn các nước cung cấp trọng yếu khác. Bù lại Việt Nam đang làm tốt hơn trong vấn đề thuyết phục khách hàng EU về chất lượng và an toàn thực phẩm nên nước cung cấp hàng đầu trước đây là Ấn Độ đang mất dần vị thế so với Việt Nam ở thị trường này. Dù vậy, lợi thế cạnh tranh này lại mang đến một thách thức khác cho ngành tôm Việt đó là vấn đề nguồn cung nguyên liệu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng EU. EU là một trong những thị trường có hàng rào kỹ thuật khắc khe, đặc biệt là mức cho phép dư lượng các chất kháng sinh cấm rất thấp. Trong khi ở Việt Nam chủ yêu là các mô hình nuôi tôm nhỏ lẻ của nông dân, nên việc quản lý chất lượng còn nhiều hạn chế, do đó những nguồn cung đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cho thị trường EU còn rất hạn chế. Chính vì vậy, muốn tiếp tục tăng cường xuất khẩu sang thị trường này trong thời gian tới, thì vấn đề nguồn cung đạt chất lượng cần được quan tâm giải quyết.

Ngoài ra, thị trường EU đang ngày càng siết chặt vấn đề truy xuất nguồn gốc, quan tâm các sản phẩm bền vững. Vì thế ngày càng nhiều khách hàng EU yêu cầu sản phẩm tôm phải có chứng nhận ASC – chứng nhận toàn cầu đối với việc nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm. Một trong những đối thủ mạnh của Việt Nam là Ecuador đang cung cấp chính cho thị trường EU các sản phẩm tôm đều đến từ các trại nuôi có chúng nhận ASC. Nước này cũng đang định vị sản phẩm tôm chất lượng cao, bền vững tại thị trường này. Lại thêm một cái khó cho tôm Việt Nam, vì như đã nói trên mô hình nuôi tôm ở Việt Nam chủ yếu là các hộ nông dân với qui mô nuôi nhỏ nên không thể có đủ các nguồn lực cần thiết để xây dựng và đánh giá chứng nhận trại nuôi theo tiêu chuẩn ASC. Hiện tại, chỉ một số ít doanh nghiệp lớn, có khả năng đầu tư trại nuôi đạt tiêu chuẩn này, theo đó sản lượng tôm nguyên liệu có chứng nhận ASC vô cùng hạn chế. Vì vậy, mặc dù có không ít nhu cầu đến từ khách hàng EU, nhưng các doanh nghiệp khó lòng tăng sản lượng xuất khẩu vì thiếu nguồn cung đáp ứng yêu cầu.

Xem tiếp...


         Những tuần gần đây, số ca nhiễm Covid-19 hàng ngày ở Sóc Trăng tăng nhanh, từ 2 con số, lên 3 con số, hôm nay ngấp nghé 300. Việc tăng nhanh số ca nhiễm tỷ lệ thuận với nỗi vất vả của cơ quan chức năng và các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động vì phải tiêu tốn nhiều nguồn lực cho công tác phòng chống dịch.
         Các doanh nghiệp (DN) có sử dụng nhiều lao động, giờ đây ngoài nhiệm vụ chính là sản xuất thì còn thực hiện một nhiệm vụ không kém phần quan trọng khác, đó là hoạt động tầm soát, sàng lọc F0, truy vết các F liên quan.
         Bên ngoài, các lực lượng tuyến đầu đang oằn mình, bên trong các DN cũng …. căng mình phòng chống dịch !

Xem tiếp...



         Nửa tháng qua miền Tây đầy tin nóng, mang tính chất hết sức thời sự, được sự quan tâm của bao người. Xoay quanh diễn tiến dịch bệnh có dấu hiệu bùng phát.
         Các tỉnh được nêu tên nhiều là Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Cần Thơ… Ban đầu là phát hiện nhiều F0 qua sàng lọc cộng đồng, rồi tới các ổ dịch nhỏ, lẻ tẻ. Cao điểm là ổ lớn hàng trăm ca F0 trong các nhà máy đang hoạt động. Sự tiến triển các ổ dịch dần trở thành mối nguy cho sự trở lại bình thường của các địa phương. Sự căng thẳng này thể hiện như Cần Thơ, Sóc Trăng đã quyết định tăng một cấp độ dịch ở tỉnh thành mình. Cụ thể hơn như Bạc Liêu chỉ khoảng 600 ca nhiễm cuối tháng 9, đến cuối tháng 10 số ca nhiễm tăng lên 4 lần. Sóc Trăng cũng trong hoàn cảnh tương tự.
         Các doanh nghiệp (DN) đang chuyển đổi trọng tâm công việc. Phòng chống dịch đã là hàng đầu, nay cấp độ tập trung tăng lên biết bao lần. Khiến việc tổ chức sản xuất thành thứ phụ rất rõ nét. Hàng ngày Ban Phòng chống dịch DN phải thường xuyên tìm tòi các tin mới nhất về diễn tiến ca nhiễm mới. Từ đó sàng lọc lại đội ngũ lao động của mình, xem ai có nơi cư trú hoặc có mối quan hệ các ca nhiễm để có giải pháp như tạm ngưng việc hoặc kiểm tra y tế… Tần suất kiểm tra y tế tại các DN cũng tăng dần theo hoàn cảnh cụ thể từng lúc, từng DN. Nếu trước khi có sự bùng phát này, chỉ kiểm tầm soát 20% lao động và hàng tuần. Nay kiểm tra xét nghiệm hàng ngày cho 1/3, thậm chí có DN là ½ cho số lao động đang có.

Xem tiếp...



         Trên các mạng xã hội có đủ thứ gia vị, có đủ mùi vị pha trộn như cái lẩu thập cẩm, dẫn đến đủ cảm xúc hỉ nộ ái ố bi hài... Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn đều có thể đem ra bình luận. Góc nhìn không như nhau dẫn đến các suy nghĩ tương phản nhau. Không ai cho mình sai! Đôi khi dẫn đến điều không hay như nói xấu nhau và sau đó là sự hiềm khích không đáng.

Xem tiếp...


         Bùng phát Covid-19 lần thứ 4 với biến thể Delta gây bất ngờ, thụ động cho tuyến đầu chống dịch. Hậu quả ai cũng biết, không ai muốn nhắc nhiều. Một nội dung đầy bức xúc khó lắng đọng trong tâm tư nay vẫn kéo dài, đó là tình hình trên nói dưới không nghe, gây bao phiền toái cho lưu thông và đi lại và nhất là góp phần đáng kể để bao doanh nghiệp phải tạm đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất chờ thời. Thiệt hại cho nền kinh tế đâu nhỏ. Trong đó phải nhắc đến là lòng tin, chú ý cho số doanh nghiệp (DN) do nước ngoài đầu tư mà đã tốn nhiều công sức để kêu gọi, thu hút họ đến.
         Trên các phương tiện thông tin đại chúng, Thủ tướng rồi Chủ tịch nước phải nhắc chuyện các địa phương không ra các quy định trái với Trung ương. Nghị quyết số 128/NQ-CP ký ngày 11/10/2021 đã ghi rõ nội dung các việc cần thực thi thống nhất nhằm đạt được mục tiêu kép, dĩ nhiên trong đó việc bảo đảm sức khỏe người dân là hàng đầu. Nền tảng để triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP là vaccine sẽ phủ đáp ứng yêu cầu ngay trong năm 2021 này, tạo sự an tâm và hạn chế hoạt lực của virus, việc lây nhiễm bệnh sẽ giảm mạnh và công tác y tế sẽ thuận lợi hơn. Qua đó việc phục hồi nền kinh tế sẽ có điều kiện tăng tốc, bù đắp những gì thua sút trong các tháng qua.

Xem tiếp...


         Nội ô tỉnh lỵ tôi không lớn. Cho nên những chuyện khá phổ biến là mọi người có thể ghi nhận được thông tin ngay, từ nhiều nguồn. Nếu trên chục năm trước, quán bia ôm là đề tài khá nóng. Sau đó, rút gọn, quán bia (nhậu thôi, không ôm) trở thành thời thượng, nhất là quán bia sân vườn. Quán mở cửa quá nửa đêm để đáp ứng nhu cầu đa dạng, chủ yếu giới trẻ. Có lúc, theo thống kê tiêu thụ chất có cồn, tỉnh tôi là “bợm” của miền Tây này. Hai năm dịch bệnh, quán bia yên ắng. Bây giờ, cái phổ biến đập vào mắt người dân là sao tiệm thuốc tây nhiều quá.

Xem tiếp...

(vasep.com.vn) Từ giữa tháng 7 đến nay, ngày qua ngày trong bao lo toan đối với cộng đồng doanh nghiệp ở các tỉnh đồng bằng phía Nam. Hai tháng rưỡi trôi qua, khúc phim bi hài khó phai trong ký ức… Mưa bão hoài riết cũng hết nước, đêm đen có tối đến đâu cũng có lúc tan mây. Ngày 9/10 Thủ tướng công bố cơ bản cả nước đã kiểm soát được dịch bệnh. Ngày 11/10 Chính phủ có Nghị quyết 128 với nội dung” Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-119”, trong đó có quy định 4 màu theo cấp độ dịch. Ở mọi cấp độ các doanh nghiệp đều có thể hoạt động theo khuôn khổ quy định. Như vậy, giờ đây các DN không đang liên quan các ca dịch, được phép mở cửa hoạt động và sắp xếp phục hồi theo khả năng. Tất cả DN đang ở vạch xuất phát mới với nhiều tâm thế. Người mới khởi động, người đã khởi động nửa quy mô và có cả người đã sắp trở lại bình thường, do may mắn ở trong địa phương phòng chống dịch tốt.
Bối cảnh này khiến sự xuất phát, khởi động trở lại của các DN sau Nghị quyết 128CP sẽ có nhiều cung bậc thấp cao khác nhau! Bình thường mới tới đây, có những điểm khác biệt so những ngày bình thường trước khi dịch bùng phát. Bình thường mới có mẫu số chung cho toàn xã hội, là bây giờ có thêm “người bạn đường” SARS-CoV-2. Bình thường mới diễn ra khi vaccine sắp phủ đầy tỉ lệ mong đợi, hạn chế hoạt lực của virus và tạo an tâm cho mọi người. Bình thường mới là các hoạt động trong xã hội sẽ từng bước được phục hồi theo từng lĩnh vực và hoàn cảnh cụ thể. Bình thường mới còn có ý nghĩa là mọi cách ứng xử, các quan hệ đã có nay có thể có ít nhiều điều chỉnh cho phù hợp tình thế mới. Suy nghĩ, thái độ, hành vi người ta ít nhiều thay đổi để thích ứng hơn hoàn cảnh mới. Tổ chức sản xuất và các hoạt động trong xã hội cũng có một xu hướng mới…

Xem tiếp...

(vasep.com.vn) Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Khái niệm rộng hơn: Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và làm giàu tính người trong các quan hệ xã hội, kể cả trong các quan hệ chính trị, tư tưởng.
Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn. Một người sống và làm việc trong môi trường cụ thể nào đó sẽ có thêm những chuẩn mực đạo đức bổ sung cho mình, hình thành các khái niệm cụ thể hơn như đạo đức cách mạng, đạo đức kinh doanh…

Lý thuyết nghe qua dễ nhìn nhận một hành vi người nào đó có trong khuôn khổ đạo đức, có thể đánh giá đúng sai theo suy nghĩ của mình dựa trên câc chuẩn mực đang phổ biến. Tuy nhiên, thực tế lại phức tạp hơn nhiều.

Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, cấp uỷ và Chính quyền địa phương hô hào quyết tâm phòng chống dịch. Để giảm phiền hà cho người dân đi lại và thuận lợi lưu thông, Chính quyền cân nhắc và công bố bộ tiêu chí ứng xử thống nhất toàn địa phương. Dĩ nhiên, không có gì cầu toàn tuyệt đối, đôi khi được cái này mất cái khác, nhưng cân đong làm sao cái lợi phải nặng hơn. Bộ tiêu chí này ban hành nhằm giảm khó khăn cho người dân trong việc vừa tham gia phòng chống dịch vừa tham gia hoạt động sản xuất. Cân nhắc này dựa trên nền tảng lợi ích toàn địa phương.

Xem tiếp...

                                       

        Mọi công dân có nghĩa vụ và quyền lợi trước xã hội, đất nước. Quyền lợi lớn lắm, Hiến pháp có ghi. Ở đây chỉ trao đổi xoay quanh trách nhiệm công dân là chấp hành pháp luật và các quy định của chính quyền ở từng nơi, từng thời điểm.
         Cụ thể hơn là trong bối cảnh cả nước chung tay phòng chống dịch. Mỗi người một cảnh, có nỗi vất vả riêng. Cái chung là nỗi vất vả đó không nhỏ. May mắn, nhờ sự đồng lòng và các quyết sách phù hợp, kịp thời, dịch bệnh bị ngăn chặn, đẩy lùi ở từng địa phương. Ngày 9/10 cơ bản tất cả tỉnh thành miền Nam đã kiểm soát được dịch bệnh. Trong tình hình khá khẩn trương cho tất cả mọi người, từ tuyến đầu phòng chống dịch đến từng tổ chức, cá nhân… ai cũng đã trải qua những thời điểm gian nan, những phút giây căng thẳng và nỗi âu lo thường trực… thì địa phương nào sớm đạt được kết quả như mong đợi sẽ tạo ra một niềm vui khó tả, lan tỏa nhẹ nhàng trong tâm tư, tình cảm mọi người trong cuộc; sẽ tạo ra một sự phấn chấn cho một sự khởi đầu mới và cũng nâng cao ý thức giữ gìn thành quả có được, vì đó là sự đánh đổi bao nhiêu mồ hôi, nước mắt; bao nhiêu tiền của đã bỏ ra. Trong hoàn cảnh đó, ai cũng thấy như bị tổn thương nếu bất ngờ bao công sức đã bỏ ra bị những sự cố, nhất là do chủ quan, gây rủi ro có thể làm tan nhòa những gì vừa có.

Xem tiếp...