ĐIỂM MẠNH (Strength)

 

- Đội ngũ quản trị bản lĩnh, kinh nghiệm; đội ngũ công nhân lành nghề; cơ sở vật chất khá đồng bộ;  trình độ chế biến ở mức cao.

- Giá trị cốt lõi có sức lan tỏa, nền tảng vững chắc cho việc thực hành CSR, đạo đức kinh doanh,…

- Thương hiệu có uy tín tốt, sản phẩm chất lượng ổn định, mẫu mã phong phú,… được khách hàng tín nhiệm cao ở tất cả thị trường thâm nhập.

- Hệ thống quản trị chất lượng luôn được cập nhật và đáp ứng yêu cầu tất cả khách hàng. 

- Vị trí không xa vùng nuôi tôm lớn và vùng nuôi riêng, xây dựng được quy trình nuôi riêng hiệu quả, đủ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến.

- Năng lực truy xuất nguồn gốc cao.

- Tài chánh lành mạnh.

 

 

ĐIỂM YẾU (Weakness)

 

- Là ngành chế biến khá nặng nhọc, khó thu hút lao động. Sự dịch chuyển lao động từ ngành tôm sang các ngành công nghiệp và dịch vụ khác gây thiếu hụt lao động thường xuyên, nhất là lúc vào mùa vụ thu hoạch.

- Giá thành nuôi và chế biến tôm còn cao do các yếu tố đầu vào đều có xu hướng tăng trong khi giá bán không tăng và tỉ giá khá ổn định. Điều này làm giảm sức cạnh tranh.

     

 

CƠ HỘI (Opportunity)

 

- Xu thế người tiêu dùng trên thế giới chuyển sang sử dụng thực phẩm thủy sản và thực vật nhiều hơn là thực phẩm từ động vật trên cạn.

- Mức cung tôm có xu hướng tăng, cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

- Các hiệp định tự do thương mại đã ký kết tạo đòn bẩy cho hoạt động xuất khẩu.

- Ngành tôm được sự quan tâm cao của Chính phủ.

- Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ giúp tăng năng suất lao động và hiệu quả hoạt động nuôi tôm.

- Biến đổi khí hậu tác động xấu nói chung nhưng thuận lợi cho nuôi tôm.

- Tranh thủ được lợi thế xuất khẩu vì các nước sản xuất tôm chính như Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ COVID-19.  

- Thương chiến Mỹ - Trung tạo ra cơ hội phát triển tôm bao bột.

 

 

THÁCH THỨC (Threat)

 

- Yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, truy xuất nguồn gốc , … cũng như sức ép cạnh tranh về giá.

- Các nước nhập khẩu tôm tăng cường rào cản kỹ thuật.

- Hiệp định tự do thương mại đôi khi là thách thức trong phạm vi hẹp. Thuế chống bán phá giá ở Hoa Kỳ là một rủi ro tiềm ẩn.

- Quy mô diện tích của các hộ nuôi còn nhỏ lẻ, không tập trung gây khó kiểm soát và tăng rủi ro. Hạ tầng phục vụ nuôi tôm chưa bắt kịp nhu cầu phát triển.

- Giá thành nuôi tôm, chi phí vận chuyển và các yếu tố đầu vào còn cao.

- Cạnh tranh gay gắt về nguyên liệu nhất là lúc hết vụ.

- Sự dịch chuyển lao động từ ngành thủy sản sang các ngành công nghiệp và dịch vụ khác làm cho các doanh nghiệp chế biến tôm luôn trong tình trạng thiếu lao động.

- Sự cộng hưởng của tính phức tạp của dịch COVID-19 và tính chất dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng toàn cầu gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu

 

CHẤT LƯỢNG

- Sản phẩm: An toàn, thơm ngon bổ dưỡng.

- Công việc: Ý thức trách nhiệm cao.