bg-mot-goc-nhin-

Một góc nhìn

 

Ngành tôm Việt hồi phục sớm, năm 1978 đã có các lô hàng tôm đông lạnh xuất khẩu. Sóc Trăng nằm trong vùng trọng điểm tôm cả nước, đã góp phần không nhỏ từ đầu để diện mạo con tôm chỉ có kim ngạch xuất khẩu ngoại tệ vài triệu USD năm đầu và nay đã đạt gần 4 tỷ USD.

Xem tiếp...

 

 

     Từ 0h ngày 9/7, TPHCM bắt đầu thực hiện giãn cách toàn xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch Covid-19. Hình ảnh đưa lên các mặt báo, ngày đầu tiên giãn cách đường phố TPHCM vắng lặng, hàng quán đóng cửa, xe cộ thưa thớt, hoàn toàn tương phản với nhịp sống hối hả, đông đúc của TPHCM trước đó.
     Tình hình TPHCM là vậy, còn ở tỉnh thì sao ?

Xem tiếp...

 

     Tuần lễ này hết sức đặc biệt, đầy gay go do thông tin không mong đợi tới cấp tập; mường tượng như bão, lũ bất chợt tràn về!
     Căn bản là 4 địa phương ở miền Tây còn ngăn chặn được dịch thì liên tục vỡ trận. Chủ nhật 04/7 tin không tốt từ Bến Tre, hôm sau từ Sóc Trăng, thêm hai hôm sau là từ Cà Mau và hôm nay 08/7, tỉnh cuối cùng lại vỡ trận, Hậu Giang.

Xem tiếp...

 

logo-vietshrimp-2021         Hội chợ triển lãm công nghệ ngành tôm Việt Nam 2021 (Vietshrimp International Fair 2021) diễn ra tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ (CPA) từ 14 đến 16/4/2021.
         Với chủ đề Đích đến bền vững, Vietshrimp 2021 thu hút khoảng 200 gian hàng tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm, công nghệ như sản xuất tôm giống, thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học; công nghệ, máy móc, thiết bị chế biến, dịch vụ hậu cần ngành tôm... Song song, Vietshrimp 2021 còn có những phiên hội thảo chuyên đề tập trung vào việc cập nhật, hoàn thiện các quy trình nuôi tôm tiên tiến, trong đó chú trọng ứng dụng các thành tựu của cuộc CMCN 4.0 với sự tham gia và chia sẻ thông tin hữu ích của nhiều nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp… Tất cả nhằm chung tay vạch ra định hướng và giải pháp để phát triển nuôi tôm hiệu quả và bền vững. Số liệu cho biết năm 2020 sản lượng tôm nuôi Việt Nam đứng thứ 3 thế giới sau Ấn Độ và Trung Quốc, tuy nhiên khoảng cách có xu thế rút ngắn dần. Khả năng trong giai đoạn không xa sắp tới ngành tôm Việt Nam sẽ giữ ngôi vị số một thế giới.

Xem tiếp...

VỤ TÔM ĐÁNG NHỚ
Giải buồn những ngày dài Covid!


Trại nuôi tôm Tanafarm của FMC nuôi vụ đầu tiên đầu năm 2013. Cứ hai vụ đều mỗi năm. Vụ đầu năm 2021 là năm thứ 9, vụ thứ 17.

Mỗi vụ nuôi trôi qua, thêm kinh nghiệm tích lũy, góp phần để năng suất nuôi tăng dần. Thành công đó góp phần để diện tích trại nuôi tăng mạnh.

Xem tiếp...

 

                             

           Nuôi tôm đã trải qua giai đoạn khủng hoảng từ năm 2010 đến 2015. Tôm cứ được tháng tuổi là lăn ra chết đột ngột, cả ao, thậm chí cả trại. Tình huống cứ kéo dài, người nuôi ngao ngán, phá sản… Có câu kháo nhau là muốn hại nhau thì khuyên người đó đi nuôi tôm!

           Cũng may, hội chứng tôm hoại tử gan tụy cấp tính này cuối cùng được chính người Việt, Tiến sĩ Lộc ở Đại học Nông lâm TPHCM, tìm ra nguyên nhân. Từ đó, có phác đồ điều trị. Bệnh này phác tác ngày càng nhẹ đi. Lĩnh vực nuôi tôm dần dần phục hồi.

Xem tiếp...

Còn nhớ hồi đầu năm 2019, một cổ đông có “nhắc” tôi năm sau có Olympic Tokyo và vòng chung kết bóng đá EURO. Đây là những lễ hội thể thao lớn, thông thường sẽ rất đông khán giả và khách du lịch. Nhu cầu ăn uống tăng lên, cơ hội kinh doanh không riêng ai, đến chung cho tất cả nhà cung ứng thực phẩm.
         Covid-19 tới sớm hơn! Ngay từ cuối năm 2019. Khoảng tháng 3 năm sau, Covid-19 tràn lan từ Á sang Âu, sang Mỹ… Thế giới buồn so. Bệnh từ dịch đâu dừng lại, gần 2% bệnh nhân không chống chọi được con virus chưa xác định được nguồn gốc này. Tang thương làm thêm trầm trọng nỗi buồn… Hai sự kiện nêu trên cùng biết bao sự kiện quan trọng khác trong các lĩnh vực đều đành khép lại, hoãn đợi cơ hội. Vậy là kế hoạch tranh thủ cơ hội kinh doanh này của hãng tôi bị quên lãng, dù có lúc đã có đàm phán khá chu đáo với khách hàng từ EU lẫn Nhật Bản.

Xem tiếp...

Số liệu quý I/2021 và dự báo 6 tháng đầu năm nay cho thấy thủy sản tăng kim ngạch xuất khẩu hai con số, cá tra cũng trong niềm vui chung đó. Tuy nhiên, nhìn dài một chút, mấy năm qua, theo các phương tiện truyền thông, cá tra - quà tặng từ thiên nhiên - đang lúng túng trong các ao, bè. Chúng không bơi tung tăng như một thời đã có, mà đang có dấu hiệu bơi ngang...
         Nói chung là vậy, nhiều chủ ao thua lỗ, nhiều nơi phơi ao; nhiều hãng chế biến cá cũng khó khăn lớn. Nhưng cũng không ít điểm sáng, nhiều hãng chế biến ăn nên làm ra đáng kể, trở thành những ngôi sao sáng trong không gian, hoàn cảnh cá khá ảm đạm này.

Xem tiếp...

Từ cuối năm 2020 ngành dự báo thời tiết thông tin sẽ có hiện tượng La Nina diễn ra ngay cuối năm. Nghĩa là nhiệt độ chung sẽ xuống thấp. Mà đợi cả quý I năm 2021, không có gì xảy ra.
             Có thể tôi đọc tin thiếu sót, có những bản tin cập nhật thông tin sau này đầy đủ hơn. Sẽ là một kinh nghiệm quý. Khi coi nhiều thông tin, mới thấy La Nina chỉ hình thành ở nam bán cầu, tác động xa nhất chỉ tới xích đạo. Mà nước ta, nằm trên xích đạo. Một số người nuôi thả nuôi tôm sớm trong năm, nhằm tìm kiếm cơ hội ở giá cả còn cao. Lúc này, nhiệt độ không quá thấp nhưng cũng còn ở ngưỡng bất lợi cho đời sống con tôm khi còn nhỏ. Dĩ nhiên, mọi việc có cái giá của nó. Có người được, có người thua. Thả tôm sau tết Nguyên đán khi nhiệt độ đã tăng khoảng 2 độ so trước đó, là thời điểm thả nuôi thích hợp; nhưng thả nuôi đại trà, được năng suất và sản lượng, nhưng giá cả lại thấp hơn.

Xem tiếp...

Trên chỉ là những cái tít các bản tin vừa qua trên các phương tiện truyền thông. Hai bản tin này có nội dung tương phản nhau, gần như đối kháng về thể hiện ý thức công dân trong hoàn cảnh xã hội có nhiều điều cần chung tay góp sức.
            Tư hữu, ích kỷ có phải bản chất của sinh vật trên trái đất? Các loài thú mạnh cát cứ lãnh địa của mình, tấn công bất kỳ đối thủ xâm phạm. Các con đầu đàn luôn ở vị thế phải tự bảo vệ vị thế. Sông biển cũng vậy, có câu cá lớn nuốt cá bé. Em bé nhỏ, bẩm sinh cũng biết đòi làm của riêng bầu sữa mẹ cho mình!
          Có câu Nhân chi sơ tính bản thiện! Nhưng cũng có câu Bản chất, đặc điểm có tính di truyền! Luận điểm nào cũng có lý, nhưng có chút phi lý, nếu theo các phân tích trên mạng! Thiên tài có được từ 90% rèn luyện và 10% bẩm sinh! Giả sử tỉ lệ bẩm sinh cao hơn nhưng thiếu rèn luyện thì bẩm sinh thiên tài cũng không thoát ra khỏi đám lá ủ!

Xem tiếp...