TS Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta, nguyên Chủ tịch VASEP
Trước những thách thức trong hoạt động xuất khẩu thủy sản, đặc biệt tôm và cá tra đến từ đối tác nước ngoài trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta (thành viên Tập đoàn PAN), nguyên Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - người đã có nhiều năm gắn bó với ngành, đã có chia sẻ về vai trò gắn kết của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị thủy sản nhằm hoàn thành mục tiêu xuất khẩu. Người Đồng Hành giới thiệu tới bạn đọc bài viết (3 kỳ). Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.
TS Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta, nguyên Chủ tịch VASEP
Trước những thách thức trong hoạt động xuất khẩu thủy sản, đặc biệt tôm và cá tra đến từ đối tác nước ngoài trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta (thành viên Tập đoàn PAN), nguyên Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - người đã có nhiều năm gắn bó với ngành, đã có chia sẻ về vai trò gắn kết của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị thủy sản nhằm hoàn thành mục tiêu xuất khẩu. Người Đồng Hành giới thiệu tới bạn đọc bài viết (3 kỳ). Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.
(vasep.com.vn) Tập đoàn CP của Thái Lan có nhánh hoạt động ở Việt Nam đa ngành trong lĩnh vực nông nghiệp. Họ tham gia chuỗi giá trị con tôm khá toàn diện từ sản xuất con giống, sản xuất thức ăn, nuôi tôm và chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Họ thành công nhất trong các khâu cung ứng con tôm giống và thức ăn tôm.
Cứ 2 năm tập đoàn này lại tổ chức hội nghị khách hàng ở những resort lớn và đề ra tuyên ngôn cho chặng đường tới. Chủ đề hội nghị khách hàng năm 2020 là “Hợp lực – Vươn xa”. Chủ đề này có tính chất kết nối với các tuyên ngôn trước, như 2018 là “Kết nối - Thành công”, 2016 là “Thay đổi - Thành công”. Họ cũng đưa ra phương châm bán hàng bằng chất lượng và bằng kỹ thuật. Phương châm bán hàng của đại đa số doanh nghiệp khái quát là bằng chất lượng, riêng CP coi trọng thêm yếu tố kỹ thuật, nghĩa là họ mang tới các người nuôi tôm giải pháp kỹ thuật cụ thể để tăng tỉ lệ thành công cho ao nuôi thông qua quy trình nuôi của chính họ tạo nên là CPF Combine Model.
Xuất khẩu tôm khởi sắc, doanh thu các công ty phân hóa
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm ước giảm 4% đạt gần 6 tỷ USD; tuy nhiên xuất khẩu tôm vẫn tăng trưởng 10,5% so với cùng kỳ, đạt 2,7 tỷ USD. Xuất khẩu tôm đã giữ được đà tăng trưởng liên tục từ tháng 2 đến tháng 9 năm nay.
Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HoSE: FMC) - một thành viên của Tập đoàn PAN vừa công bố báo cáo tài chính quý III với doanh thu tăng mạnh 45% đạt 1.620 tỷ đồng. Đây là con số kỷ lục theo quý, vượt qua mức trước đó là quý III/2019.
Tuy nhiên do các chi phí hoạt động tăng lên trong mùa dịch khiến lợi nhuận sau thuế giảm 8% còn hơn 70 tỷ đồng.
Trong quý vừa qua, Sao Ta đã tiêu thụ được hơn 6.500 tấn thành phẩm với doanh số 69,8 triệu USD, lập kỷ lục về bán hàng trong 25 năm hoạt động. Lũy kế 9 tháng có doanh số tiêu thụ đạt 138,2 triệu USD tăng 16,2% so cùng kỳ năm 2019, cao hơn mức bình quân ngành chỉ khoảng 10%.
Đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản với kim ngạch 8 tháng đầu năm giảm 5,3% còn khoảng 5,2 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng tốt 7,7% trong 8 tháng.
Là một trong những doanh nghiệp lớn trong ngành, Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HoSE: FMC) - một thành viên của Tập đoàn PAN – ghi nhận mức tăng trưởng còn ấn tượng hơn với đà tăng 12,5% sau 8 tháng. Kết quả này có được nhờ năng lực quản trị cùng những hành động cơ cấu quyết liệt của đội ngũ lãnh đạo. Người Đồng Hành vừa nhận được chia sẻ của ông Hồ Quốc Lực – Chủ tịch FMC về kết quả kinh doanh và những kế hoạch mới của doanh nghiệp tại Sóc Trăng này.
Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HoSE: FMC) - một thành viên của Tập đoàn PAN (HoSE: PAN) vừa ghi nhận doanh số kỷ lục mới 23,6 triệu USD trong tháng 8. Tháng 7, Sao Ta cũng vừa ghi nhận mức kỷ lục 20,3 triệu USD.
Lũy kế 8 tháng, doanh số của công ty đạt 120,6 triệu USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so với mức tăng bình quân khoảng 8% của toàn ngành tôm.
Công ty cho biết hoạt động nuôi tôm có gặp khó khăn do tình hình dịch bệnh mạnh ở đồng bằng; điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt tôm nguyên liệu cho ngành chế biến tôm đến cuối năm.
Thực phẩm Sao Ta vừa lập kỷ lục doanh số tháng với 23,6 triệu USD trong tháng 8.
Mới đây, Sao Ta đã công bố thành lập một công ty mới Khang An Foods với vốn điều lệ 234 tỷ đồng, với tỷ lệ sở hữu chi phối 77,1%. Khang An Foods dự kiến đi vào hoạt động đầu năm 2021, do bà Dương Ngọc Kim – một người có nhiều kinh nghiệm trong mảng xuất khẩu nông sản làm Tổng giám đốc. Công ty mới chuyên về mảng nông sản, vốn là một mảng hoạt động hiện hữu của Sao Ta được tách ra để hoạt động chuyên sâu hơn. Việc sắp xếp này có tác dụng khuếch trương mảng nông sản để thu hút thêm mảng khách hàng, tạo cơ hội cho thế hệ kế cận phát huy khả năng, mở rộng năng lực sản xuất… nhờ đó mở rộng quy mô chế biến của Sao Ta.
Công ty thành viên của The PAN Group có nhiều cơ hội để phát triển khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8 hỗ trợ rất lớn cho các mặt hàng xuất khẩu sang châu Âu, đây là cũng là một trong 3 thị trường xuất khẩu tôm chủ lực của Sao Ta.
Theo VASEP, trong bối cảnh dịch Covid-19, nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam từ các thị trường lớn không bị sụt giảm. Chính phủ Việt Nam kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả hơn trong khi các đối thủ cạnh tranh ngành tôm của Việt Nam vẫn đang vật lộn với dịch bệnh. Cả năm 2020, dự kiến xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2019.
(Theo ndh.vn)
Sản phẩm tôm Việt đã thâm nhập gần như tất cả thị trường trên thế giới dù lớn hay nhỏ, tập trung các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Australia… Kim ngạch xuất khẩu hàng năm hơn 3 tỷ USD, là 1 trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
Ở những thị trường tiêu thụ này, sản phẩm tôm Việt phải cạnh tranh với sản phẩm tương tự từ các cường quốc tôm như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc…Yếu tố thuyết phục khách hàng, tăng sức cạnh tranh tôm có thể nêu ra. Trước tiên là sản phẩm sạch (an toàn); kế là sự thơm ngon, tiện lợi. Trong hoàn cảnh kinh tế thế giới đầy bất ổn, thu nhập người dân còn chút bấp bênh thì giá cả lại là một yếu tố không thể coi nhẹ. Trong khi tôm Việt lại “nổi tiếng” giá cao so các đối thủ!
Giá thành sản phẩm tôm bao gồm nhiều yếu tố. Trước tiên là giá cả nguyên liệu; kế tiếp là chi phí lao động. Tiếp theo là yếu tố khác như vật tư, năng lượng, chi phí logistic, khấu hao… Giá cả nguyên liệu tôm các doanh nghiệp chế biến đang mua vào luôn cao hơn giá tương đồng các cường quốc tôm khác từ 10.000 - 20.000 đồng/kg. Đây là một bất lợi ban đầu. Nguyên nhân khá phức tạp. Cơ bản là tỉ lệ thu hồi trong tôm nuôi của ta thấp so các nước. Nếu giá mua của các doanh nghiệp tôm chỉ ngang ngửa các nước sẽ dẫn đến người nuôi không lãi, sẽ không thả nuôi. Lúc đó, các doanh nghiệp chế biến sẽ thiếu nguyên liệu trầm trọng, dẫn đến các hệ lụy khác. Việc làm sao làm tăng tỉ lệ thu hồi trong nuôi tôm không phân tích ở đây. Chỉ xem xét các yếu tố còn lại có tỉ lệ cao trong giá thành, đáng kể là chi phí lao động. Chi phí lao động phụ thuộc vào:
Công ty Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HoSE: FMC) - một thành viên của Tập đoàn PAN (HoSE: PAN) - vừa thông báo sản lượng tôm chế biến 2.268 và doanh số đạt 20,3 triệu USD trong tháng 7. Đây là tháng có sản lượng chế biến và doanh số cao nhất trong 25 năm hoạt động.
Về nuôi tôm, công ty đã thu hoạch vụ chính với sản lượng 2.300 tấn và đang chuẩn bị triển khai vụ nuôi II năm nay.
Dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến ngành tôm nói chung và Thực phẩm Sao Ta nói riêng. Trước những khó khăn mới, công ty đã thường xuyên chủ động trao đổi thông tin với các khách hàng tiêu thụ nhằm kịp thời có các giải pháp ứng xử phù hợp.
Báo cáo tài chính quý II mới đây cho thấy lợi nhuận vẫn tăng trưởng hơn 2% lên 52 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, Sao Ta có doanh số tiêu thụ 68,4 triệu USD và lãi tăng nhẹ đạt hơn 92 tỷ đồng, đây là kết quả rất khả quan trong bối cảnh xuất khẩu cả ngành thủy sản giảm 10% trong nửa đầu năm.
Không những thế, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8 hỗ trợ rất lớn cho các mặt hàng xuất khẩu sang châu Âu, đây là cũng là một trong 3 thị trường xuất khẩu tôm chủ lực của Sao Ta.
EVFTA sẽ là hiệp định có tác động mạnh nhất, tạo một bước ngoặt lớn về cơ cấu thị trường cho mặt hàng tôm của Việt Nam. Cụ thể, gần 50% số dòng thuế đang có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22%, sẽ được giảm về 0%. Khoảng 50% số dòng thuế còn lại có thuế suất cơ sở 5,5-26% sẽ được về 0% sau từ 3 - 7 năm.
(Theo ndh.vn)
Thời điểm này Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi và sản lượng tôm nuôi lớn nhất nước. Bạc Liêu là nơi tập trung các doanh nghiệp (DN) làm tôm giống nhiều nhất. Sóc Trăng là nơi có diện tích nuôi tôm thâm canh nhiều nhất và nhất là có nhiều DN chế biến tôm lớn, trình độ chế biến cao của cả nước lẫn thế giới.
Hiện cả nước có trên 700.000 hecta nuôi tôm và trên trăm DN chế biến tôm. Đa phần tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long; trọng điểm là 3 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng. Thời điểm này Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi và sản lượng tôm nuôi lớn nhất nước. Bạc Liêu là nơi tập trung các doanh nghiệp (DN) làm tôm giống nhiều nhất, có DN nuôi tôm công nghệ cao quy mô nhất. Sóc Trăng là nơi có diện tích nuôi tôm thâm canh nhiều nhất và nhất là có nhiều DN chế biến tôm lớn, trình độ chế biến cao của cả nước lẫn thế giới.
Nuôi tôm ở đồng bằng bắt đầu những năm 80, bằng cách lấy giống tôm chì, bạc từ bọt các con nước rong, đưa vào láng, trại, đầm, ao, kinh... và giữ lại. Khoảng hai tháng sau theo con nước, xả nước thu tôm. Cỡ tôm lớn nhất 100 con kg. Sau đó, khoảng năm 1990, tôm sú được thả nuôi quảng canh nhiều vùng Cà Mau, Bạc Liêu. Từ năm 1995 vùng Sóc Trăng tập trung nuôi thâm canh tôm sú, xuất hiện “vua tôm” Sáu Cần và khởi đầu cho nhiều “vua” nuôi tôm sau đó! Do tôm nuôi phát triển, các DN chế biến tôm cũng nở rộ, cũng tập trung ba tỉnh trọng điểm này. Vùng Cà Mau có doanh số cao nhất do có lợi thế diện tích nuôi và sản lượng cao nhất.
Sau khi phân tích chuỗi giá trị con tôm với đầu vào từ mắt xích nuôi tôm, và thông qua những mắt xích này, ta có thể xem xét trong thực tế để tìm ra điểm mạnh, yếu của ngành.
Từ tình hình đó cũng có thể rút ra những việc nên chú trọng nhằm thúc đẩy hơn chuỗi giá trị con tôm Việt là:
Về chủ trương, chính sách
- Cần chú trọng kiểm soát chất lượng tôm giống, đầu tư thêm hệ thống thuỷ lợi nuôi tôm nhằm giúp nâng cao tỉ lệ thành công cho người nuôi. Điều này sẽ dẫn đến giá thành nuôi thấp, tăng sức cạnh tranh tôm ta trên thương trường thế giới. Hiện tại, có hơn 2.000 cơ sở cung ứng giống. Cơ quan chức năng khó đủ nhân lực kiểm soát hết.
- Tín dụng thuận lợi hơn cho các mắt xích trong chuỗi, nhất là khâu nuôi tôm.
- Nâng cao chất lượng hệ thống giao thông bộ, giảm chi phí vận chuyển. Đầu tư hệ thống điện nhằm khuyến khích nuôi tôm công nghệ cao.
- Đẩy mạnh chủ trương vận động tham gia nuôi hợp tác nhằm tạo sự đồng đều chất lượng, dễ kiểm soát hơn và mức cung sản lượng tốt hơn. Sẽ dẫn đến uy tín thương hiệu tôm ta được giữ vững và nâng cao, giá tiêu thụ cải thiện hơn.
- Kiểm soát chi phí dịch vụ cảng và các chi phí liên quan.
- Đẩy mạnh hơn về chất các chương trình xúc tiến thương mại.
Việc phân tích chuỗi giá trị mang lại lợi ích to lớn cho các DN trên phương diện để cải tiến chuỗi giá trị hay tìm kiếm cơ hội thâm nhập chuỗi giá trị.
Tổng quan về chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị là một dãy các hoạt động làm tăng giá trị tại mỗi bước (mắt xích) trong quy trình, bao gồm khâu thiết kế, sản xuất và giao sản phẩm đến tay người sử dụng. Chuỗi giá trị là một tập hợp tất cả các hoạt động tập trung vào việc tạo ra hoặc tăng thêm giá trị cho sản phẩm.
Chuỗi giá trị bắt đầu từ ý định làm tăng sự thụ hưởng của khách hàng hoặc từ yêu cầu của khách hàng và kết thúc với thành phẩm được tạo ra, cùng với các giá trị mà khách hàng sẵn sàng chi trả cho nó. Như vậy mục đích của chuỗi giá trị là làm tăng giá trị sự thụ hưởng, sự hài lòng của khách hàng cao hơn và từ đó đem lại lợi ích tốt hơn cho các mắt xích trong chuỗi.
Khái niệm về chuỗi giá trị lần đầu tiên được đưa ra bởi Michael Porter vào năm 1985. Theo ông, có 5 bước hoạt động chủ yếu để tạo ra giá trị và các hoạt động bổ trợ cho các hoạt động chủ yếu.
Từ chục năm trước, tôm thẻ chân trắng được phép nuôi ở ở các tỷnh đồng bằng Cửu Long. Với ưu thế mau lớn, năng suất cao, nuôi ngắn ngày hơn tôm sú và được quảng bá là chống chịu tốt hơn sự biến động của môi trường, tôm thẻ chân trắng đã được người nuôi đón nhận và diện tích nuôi đã tăng lên liên tục, đến nay chạm ngưỡng một trăm ngàn hecta. Tuy nhiên, thời gian qua, người nuôi tôm bị thua thiệt nặng nề. Nguyên do tôm bị dịch bệnh tấn công và giá tôm trồi sụt thất thường. Việc tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình hình trên trở thành nhu cầu bức xúc, tiếp sức người nuôi trong lúc khó khăn này và góp phần đưa ngành tôm phát triển ổn định và bền vững hơn.
Muốn tăng hiệu quả nuôi tôm cần xem xét yếu tố khách quan là giá cả thị trường và yếu tố chủ quan là việc thực thi thả nuôi…
Cách tiếp cận yếu tố tác động giá thành nuôi tôm qua kết quả cuối cùng theo kinh nghiệm dân gian
Kết quả cuối cùng muốn nói ở đây là tỷ lệ thu hồi con giống thả nuôi, sản lượng thu hoạch và tỷ lệ ao nuôi thành công.
Kinh nghiệm dân gian xếp mức tác động thành công ao nuôi tôm là nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ (con giống, nước, thức ăn, chăm sóc). Tương ứng bên trồng trọt là nước, phân, cần, giống. Giống nhau ở tầm quan trọng có 4 yếu tố giống nhau, khác nhau ở cách xếp thứ bậc. Không có một nghiên cứu đầy đủ nào, nhưng người nuôi tôm có kinh nghiệm hay cho rằng con giống chiếm hơn phân nửa yếu tố thành công nuôi tôm. Sự tán thành của số đông ngầm trở thành điều hiển nhiên! Con tôm giống tốt, khoẻ mạnh, dễ vượt qua các yếu tố bất lợi của môi trường, chống chọi tốt với dịch bệnh.
- Quan tâm chăm lo khách hàng, người lao động.
- Chia sẻ đồng nghiệp, cộng đồng.