Tin Thủy sản

(vasep.com.vn) Tỉnh tôi, Sóc Trăng, vận dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg (CT16) của Thủ tướng Chính phủ là đưa ra hệ thống giải pháp phòng chống dịch gồm nhiều nội dung như đã nêu ở bài trước. Sóc Trăng coi đây là sách lược lâu dài, bởi dự kiến dịch bệnh chưa thể sớm kết thúc. Tỉnh chia các xã phường thành 4 màu theo cấp độ… mắc dịch. Mỗi màu có bộ quy định cách xử lý các vấn đề phát sinh. Tuỳ tình hình diễn biến của dịch, tỉnh điều chỉnh màu các vùng và công bố để thực hiện. Có thể tốt hơn và ngược lại. Khi có màu mới, lãnh đạo địa phương đó căn cứ bộ quy định mà thực thi, khỏi phải tốn công xin ý kiến hướng dẫn, chỉ đạo…
Sóc Trăng dự kiến 10 ngày sau ngày công bố sách lược sẽ sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm cho bước tiếp theo phòng chống dịch tốt hơn. Ngay 2 ngày đầu thực thi sách lược mới, có thêm vùng nguy cơ rất cao (vùng đỏ) nhưng cũng có vùng từ nguy cơ cao (vùng cam) đã giảm về vùng nguy cơ (vùng vàng). Xu thế diễn tiến các ngày theo hướng thuận. Số ca mắc dịch có ngày tăng đột biến khi xét nghiệm tầm soát lộ ra ổ dịch, nhưng may mắn chuyện đó cá lẻ, những ngày sau số ca mắc giảm dần, chủ yếu trong kiểm soát. Ca mắc ngoài cộng đồng giảm dần, khá tích cực. Nói thật ra tôi cũng thở phào mừng cho tỉnh, mừng cho hãng tôm tôi, và cũng mừng cho… tôi vì nếu ca mắc bùng phát, dân tỉnh tôi vất vả, công ty tôi thu hẹp hoạt động, người nuôi tôm không biết tiêu thụ ra sao và tôi khó mà hoàn thành kế hoạch sản xuất năm nay!

Xem tiếp...

  • Thực Phẩm Sao Ta đẩy mạnh chế biến thô như một sách lược trong bối cảnh số lượng lao động giảm do thực hiện Chỉ thị 16.
  • Theo Chủ tịch HĐQT Hồ Quốc Lực, chế biến thô, dù dẫn đến việc tiêu thụ hiện tại thấp hơn, là cách để chuẩn bị cho rủi ro khan hiếm tôm nguyên liệu sắp tới và hạn chế hàng lỗi khi làm việc trong mùa dịch.

Vừa qua, CTCP Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC) - một thành viên của Tập đoàn PAN, công bố kết quả kinh doanh sơ lược 8 tháng với sản lượng đạt 13.813 tấn tôm, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số tôm tiêu thụ tăng 10% lên gần 132 triệu USD, tương đương hơn 3.100 tỷ đồng. Tiêu thụ nông sản tăng 27%, đạt 1.079 tấn.

Tuy nhiên, tính riêng sản lượng sản xuất tháng 8 giảm 32% so với cùng kỳ, ở mức 1.618 tấn tôm. Lượng tiêu thụ giảm 56% xuống còn 11,1 triệu USD, tương đương 259 tỷ đồng.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Thực phẩm Sao Ta cho hay doanh nghiệp đang thực hiện chiến lược riêng để duy trì sản xuất kinh doanh trong bối cảnh thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ, qua đó phần nào lý giải nguyên nhân ghi nhận kết quả thận trọng trong tháng 8.

Xem tiếp...

 

(vasep.com.vn) Ngày 15/8/2021, Thủ tướng Chính phủ họp với các Bộ ngành và lãnh đạo 19 tỉnh Đông và Tây Nam bộ về hướng phòng chống dịch thời gian tới. Ngay sau đó, lãnh đạo các địa phương đã công bố bước đi mới của địa phương mình nhằm mục tiêu chung là giữ vững thành quả, đẩy lùi và dập dịch.
Nét chung của các địa phương là đều kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg (CT16) theo hướng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, dài nhất là 1 tháng, ngắn nhất là 5 ngày. Riêng tỉnh tôi, Sóc Trăng, chỉ nêu ra hệ thống giải pháp mới sẽ thực thi mà không nói rõ thời gian. Hệ thống giải pháp phòng chống dịch (HTGPPCD) của Sóc Trăng là phân chia địa phương thành 4 vùng; lấy xã, phường, thị trấn làm đơn vị. Đó là vùng bình thường mới (xanh), vùng rủi ro (vàng), vùng rủi ro cao (cam) và vùng rủi ro rất cao (đỏ).

HTGPPCD là cũng cố và mở rộng vùng xanh, cô lập và từng bước thu nhỏ vùng đỏ. Vùng xanh và vùng vàng lập nên (nằm ngoài vùng đỏ) nhằm tạo luồng ưu tiên cho lao động đi làm trong sản xuất nông nghiệp, trong các doanh nghiệp (DN), hay trên các công trường… nhằm hạn chế tối đa sự gãy đổ các chuỗi sản xuất, tăng sự thuận tiện lưu thông và tiêu thụ hàng hoá.

Bên cạnh tạo luồng xanh để người lao động vùng xanh và vàng tham gia lao động sản xuất, HTGPPCD có rất nhiều quy định cụ thể, chặt chẻ và khắt khe hạn chế người dân ra đường không có lý do chính đáng ở tất cả vùng, nhằm giảm thiểu lây lan dịch bệnh. HTGPPCD cũng hết sức coi trọng vai trò vaccine, và tỉnh sẽ nỗ lực đủ mũi 1 cho dân trong tỉnh ngay trong năm, trong đó ưu tiên lao động tham gia lưu thông, sản xuất… HTGPPCD cũng hết sức quan tâm việc kiểm tra bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, quyết liệt hoàn tất trong thời gian ngắn nhất có thể. HTGPPCD yêu cầu các DN chủ động trong việc kiểm tra y tế lao động một cách thường xuyên và chủ động nhằm kịp thời ngăn chặn tình huống không hay xảy ra… Quyết sách tỉnh tôi vậy đó.

Xem tiếp...

 

(vasep.com.vn) Trong điều kiện áp dụng Chỉ thị 16 tại Tp. Hồ Chí Minh và 19 tỉnh thành phía nam, sản xuất và XK thủy sản sụt giảm đáng kể nhất là từ nửa cuối tháng 7. Sau khi tăng 16% vào nửa đầu tháng, XK thủy sản nửa cuối tháng tháng 7/2021 bị sụt giảm rõ rệt (giảm khoảng 15% -20% so với nửa đầu tháng) khiến cho kim ngạch XK thủy sản cả tháng giảm khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái với 763 triệu USD.

 

20210801230951458xuat-khau-thuy-san-thang-72021-chung-lai-vi-covid--1600-1

Xem tiếp...

(Theo https://ndh.vn )

 

(Theo https://dantri.com.vn)

(Theo https://tuoitre.vn )

 

(vasep.com.vn) Trong bối cảnh covid-19 bùng phát, nhiều tỉnh thành phải căng mình phòng chống dịch. Một trong những giải pháp cứng rắn nhằm hạn chế người ra đường, hạn chế lây lan dịch bệnh, là khuyến khích các doanh nghiệp (DN) hoạt động theo phương châm “3 tại chỗ”. Cụ thể là sản xuất (nuôi trồng), ăn uống, ngủ nghỉ đều tại chỗ (3TC). Thời gian thực hiện 3TC theo tình hình kiểm soát dịch bệnh. Góc độ này, 3TC diễn ra trong vòng một tháng, thậm chí có thể là nửa tháng nếu dịch bệnh của địa phương đã được kiểm soát tốt.

20210716084938027doanh-nghiep-tom-hoat-dong-3-tai-cho-1601-1

Thật ra, chưa ai trả lời chắc chắn là 3TC sẽ diễn ra trong bao lâu và trong thực tế nảy sinh câu hỏi là thực hành 3TC có hiệu quả không khi trong quá trình chuẩn bị cho 3TC, chi phí phát sinh không ngừng.

Xem tiếp...

 

Trong khó khăn trùng trùng của dịch bệnh COVID-19, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam như “ngôi sao sáng” góp phần tạo nên mức tăng trưởng ấn tượng của nền kinh tế…

Chế biến cá tra xuất khẩu

Xem tiếp...

 

(vasep.com.vn) Có bạn phàn nàn là dạo này sao nhiều quy trình nuôi tôm quá! Ai nói cũng khoe quy trình nuôi của mình là hiệu quả, là tối ưu. Nào quy trình 2/3/4, quy trình nuôi nhiều giai đoạn, quy trình thu tỉa, quy trình nuôi công nghệ vi sinh, quy trình công nghệ cao, thậm chí quy trình ứng dụng nhiều thành tựu về AI để kiểm soát ao nuôi sao giảm thiểu tối đa rủi ro... Cũng chưa nghe cơ quan chức năng tổng kết quy trình nào là trội thật sự để học hỏi. Chỉ nghe báo đài nêu ra, quảng bá chung chung. Vậy liệu có chủ nuôi nào nói cường điệu hay không? Tôi cũng không nghe ai phản bác, cũng không ai vỗ tay tán thưởng, tán thành...20210705085723916phuoc-tap-quy-trinh-nuoi-tom-1597-1

Xem tiếp...

 

 

     Thông tin hàng ngày hiện nay về diễn biến Covid-19 khiến không ai có thể thờ ơ, bởi mức độ lây lan ngày thêm phức tạp, ca nhiễm tăng lên và chưa có dấu hiệu chững lại.
     Tỉnh nhỏ Sóc Trăng, cuối sông và ven biển, chắc hơi hẻo đường, Covid-19 chỉ háo hức chốn đông vui, nên chưa ghé thăm. Tỉnh may mắn còn trong nhóm màu xanh trên bản đồ Covid chiếu hàng đêm trên truyền hình trung ương. Dừng lại ở đó sẽ cảm thấy chút vui vui vì tỉnh còn trong ngưỡng an toàn, nhưng các tỉnh chung quanh có ca nhiễm khiến việc đi lại khá gay go, bị kiểm soát chặt chẽ. Giao thông là giao thương, ít ra là giao lưu. Bây giờ giao thông gần như ngưng trệ cho số phương tiện tham gia giao thông từ ngoài tỉnh. Trên phố, trên lộ vùng ven... khó nhìn thấy xe mang biển số giao thông tỉnh bạn. Vậy là quá giảm thiểu giao thương và chắc không ai lo chuyện giao lưu, thăm hỏi nhau... Quán cà phê sáng mở cửa sớm và đóng cửa sớm, quán ăn sáng cũng giảm khách đáng kể. Tính ra, dân tỉnh tôi cũng khá “sợ chết”. Nói cho vui vậy thôi, chứ là chấp hành nghiêm quy định của tỉnh. Cấp cao và CDC tỉnh tôi họp liên lục và văn bản chỉ đạo cũng ban hành hỏa tốc liên tục. Chỗ này là điểm đáng khen của lãnh đạo tỉnh. Chương trình truyền hình tỉnh buổi tối, tôi tập trung coi phần thời sự, thấy lãnh đạo tỉnh vừa lo họp chỉ đạo, vừa siêng năng đi thăm hỏi, động viên các chốt chặn kiểm tra các địa phương và vừa ra hiện trường thăm hỏi, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các dự án đang đầu tư cũng như thăm hỏi các doanh nghiệp để lắng nghe các bức xúc, các góp ý... nhằm thực hiện mục tiêu kép Chính phủ đang đề ra.

Xem tiếp...

 

Trước tiên phân tích điểm mạnh yếu, chủ quan lẫn khách quan đã diễn ra trong môi trường ngành tôm Việt và thế giới.

 

Điểm mạnh (Strength)

- Với chính sách hữu hiệu phòng chống dịch COVID-19 chỉ đạo từ Chính phủ, Việt Nam trở thành đối tác nghĩ đến hàng đầu của các nhà nhập khẩu.

- Kinh nghiệm, kiến thức về nuôi tôm của Việt Nam  ngày càng cao.

- Các sản phẩm tiện dụng, ăn liền từ tôm, đóng gói nhỏ tiêu thụ tốt ở hệ thống bán lẻ, siêu thị.

Điểm yếu (Weakness)

- Chương trình Vaccine chưa được tiêm ngừa đại trà, sự xuất hiện của các biến chủng virus mới, tâm lý chủ quan quá mức của một bộ phận nhỏ người dân sau mỗi làn sóng dịch luôn tìềm ẩn nguy cơ dịch bùng phát trở lại. Đáng nói là sau mỗi đợt bùng phát, quy mô và tốc độ lây lan lần sau luôn cao hơn lần trước.

- Ngành chế biến tôm luôn trong tình trạng thiếu hụt lao động. COVID-19 làm cho sự thiếu hụt càng trầm trọng.

Cơ hội (Opportunity)

 - Ấn Độ, Indonesia là những nước nuôi tôm lớn bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, chưa thể phục hồi trong thời gian ngắn.

- Thời tiết Việt Nam năm nay khá thuận lợi cho nuôi tôm.

- Nhiều nước đã tiêm vaccine diện rộng và đang dần khôi phục kinh tế, nhu cầu thực phẩm xu thế tăng.

-Các Hiệp định thương mại tự do được ký kết tạo sức bật cho hoạt động xuất khẩu.(*)

Thách thức (Threat)

- Diễn biến COVID-19 phức tạp và khó lường.

- Chi phí đầu vào cho nuôi và chế biến tôm tăng cao. Tình trạng thiếu container và cước tàu vận chuyển quốc tế còn tăng nóng.

- Thời gian thông quan nước nhập khẩu cũng lâu hơn trước khi xảy ra dịch.

 

(*): Trích từ bài Kinh doanh của Sao Ta thời Covid-19, tác giả Triệu Mai Lan, đăng trong web này.

           Những phân tích trên đã được minh chứng khá sinh động qua thực tế:

+ Cái khó bám riết ngành tôm. Lĩnh vực nuôi mọi thứ đầu vào đều tăng giá, nhất là thức ăn. Lĩnh vực chế biến xuất khẩu cũng trong hoàn cảnh tương tự, nổi cộm nhất là giá thuê container lạnh tăng quá cao, thậm chí tăng hơn 5 lần bình thường (tuyến đi EU), gây mất mát không nhỏ cho các doanh nghiệp tôm.

+ Vụ nuôi chính đã có kết quả khả quan. Tuy đầu vào tăng nhưng hộ nuôi có lãi do giá tôm tốt và năng suất khá. Thời tiết thuận lợi đã góp phần đáng kể tạo nên niềm vui cho bao người vất vả nuôi tôm.

+ Tiêu thụ ổn, phần nào do thiếu hụt nguồn tôm từ Ấn Độ, nhất là tôm cỡ lớn. Kim ngạch xuất khẩu ngành tôm dự kiến tăng khoảng 15% so năm rồi. Con số khá đẹp và ấn tượng. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường hàng đầu, tiếp theo là EU, Nhật Bản... Nhìn chung cơ cấu thị trường không có biến động đáng kể.

+ Sự bùng phát Covid-19 tác động không nhỏ mọi miền đất nước. Nam Bộ bị ảnh hưởng nhẹ hơn. Ngành tôm tập trung ở đây. Cái nhìn chung là ngành tôm may mắn và có nhiều nỗ lực phòng chống dịch, nhất là trong các cơ sở chế biến nên tạm ổn. Nói rộng hơn, ngành tôm hoàn thành nhiệm vụ kép vừa phòng chống dịch vừa thúc đẩy phát triển ngành.

thu-hoach-tom

        Tổng quan 06 tháng đầu năm, bức tranh ngành tôm có gam màu khá sáng. Trong đó điểm nổi bật là phòng chống dịch tốt và đạt tỉ lệ tăng trưởng cao. Trên nền tảng khá tốt này, tin tưởng người nuôi tôm sẽ an tâm thả nuôi vụ hai vì giá tôm đang tốt. Qua đó, các cơ sở chế biến có thêm nguyên liệu để thêm các đơn hàng xuất khẩu và năm nay ngành tôm sẽ cán mốc 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu.

       Ngoài ra, ngành tôm cũng có sự chuẩn bị khá tốt cho bước tăng trường mạnh mẽ sau dịch như cơ sở chế biến được xây thêm hoặc mở rộng công suất. Các cơ sở cung ứng trong chuỗi giá trị con tôm cũng phát triển khá đồng bộ. Tồn đọng lớn là (1) việc đánh mã số cơ sở nuôi tôm còn quá chậm, gây khó khăn cho việc báo cáo nguồn gốc lô hàng tới khách hàng nước ngoài; (2) còn quá ít cơ sở nuôi đạt các chuẩn quốc tế như ASC, BAP nhằm chinh phục các hệ thống tiêu thụ cao cấp, nâng tầm tôm Việt; (3) cần có chính sách đất đai mạnh mẽ để hình thành các trang trại nuôi lớn. Chỉ trang trại nuôi lớn mới có điều kiện đầu tư, triển khai các công nghệ nuôi tiên tiến làm giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh mạnh mẽ cho tôm Việt.

        Hồ Quốc Lực

 

 

 

 

(vasep.com.vn) Bây giờ tràn đầy trên các phương tiện truyền thông là hình ảnh các hoàn cảnh ngặt nghèo diện rộng. Nông dân khóc ròng với giá phân bón, người chăn nuôi đuối sức với nhiều lần tăng giá thức ăn. Một nắng hai sương để có quả lành trái ngọt lại gặp cảnh dội chợ, nông dân lại trĩu lòng lo cho số nợ đã vướng mang. Kìa hành tím, thanh long, khoai tím, xoài, mít và sắp tới còn thêm sản phẩm nào nữa gia nhập câu lạc bộ đau tim này! Lãnh đạo ngành nông nghiệp đang đau đầu vạch ra chiến lược hoạt động tới đây để hạn chế tối đa những hình ảnh đau buồn này tái diễn.
Doanh nghiệp thủy sản vượt lên chính mình

Sản xuất nông nghiệp gặp khó, nói rộng hơn chủ ao nuôi cá tra cũng chưa tìm ra điểm hoà vốn cho mình. Còn hộ nuôi tôm cũng trầy trật, đầu vào cái gì cũng tăng giá, có lý do rất chính đáng, còn đầu ra may rủi, chớ không ai có thể chủ động cho mình. Lĩnh vực logistics cũng cạnh tranh không thua ai. Nhất là chi phí container vận chuyển hàng xuất khẩu đã tăng 4-5 lần so bình thường và chưa hẹn điểm dừng, chớ nói chi chuyện trở lại trạng thái ban đầu khi chưa có dịch.

Xem tiếp...

CHIA SẺ

- Quan tâm chăm lo khách hàng, người lao động.

- Chia sẻ đồng nghiệp, cộng đồng.