Tin Sao Ta


       Tình hình lạm phát trên thế giới ngày thêm xấu hơn. Các thị trường chính tiêu thụ tôm gặp đầy bất lợi. Giá đồng Euro, đồng Bảng, đồng Yên xuống thấp làm giảm sức mua ở đây. Đồng USD có giá nhưng ở đây tôm giá rẻ từ Ecuador và Ấn Độ tràn ngập.
       Trong bối cảnh khó đó, tình hình nuôi tôm trong nước lại không tốt khiến giá tôm thương phẩm duy trì ở mức khá cao, thêm bất lợi cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Tình hình này, từ tháng 9 đến cuối năm, kim ngạch xuất khẩu tôm sẽ giảm mạnh so những tháng trước đây.

Xem tiếp...

        Thông tin trong vòng tháng qua cho thấy tình hình nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó do nước ngọt thượng nguồn sông Cửu Long đổ về sớm làm mất độ mặn số vùng nuôi nội đồng, khiến giảm quy mô thả giống. Song song tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn ra trên diện rộng khiến tỉ lệ thành công, năng suất, sản lượng đều không như mong muốn.

       Tình hình này diễn ra rõ nét khi có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chế biến tôm than phiền là nguyên liệu không đáp ứng nhu cầu chế biến kịp thời trả đơn hàng và hiệu ứng đi kèm là giá tôm nguyên liệu duy trì khá cao suốt mùa và có xu thế tăng nhỏ giọt, sự tất yếu của quy luật cung cầu.

Xem tiếp...

TIN VẮN: HOẠT ĐỘNG 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2022

 

Tháng 7/2022 hoạt động Sao Ta có giảm sút so cùng kỳ năm trước. Theo ý kiến một số cổ đông, FMC thông tin mang tính chất cập nhật tiến độ so cùng kỳ để có cái nhìn tổng quát hơn.

Kết quả hoạt động 7 tháng đầu năm 2022 như sau:

Xem tiếp...

 

Trong suốt những năm hoạt động, FMC luôn hoàn thành tốt việc nộp bảo hiểm cho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, không để tồn đọng và kết hợp giải quyết tốt các chế độ chính sách bảo hiểm cho người lao động.

Để ghi nhận thành tích đó, FMC được Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tặng bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT từ năm 2020 đến năm 2021”.

21.07.2022 BANG KHEN CUA BHXH

TIN VẮN HOẠT ĐỘNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022
Bối cảnh:
- Tôm nuôi bị dịch bệnh, nguồn cung nguyên liệu không mạnh và duy trì giá cao suốt thời gian qua.
- Chi phí logistic tăng do giá dầu tăng và chuỗi cung ứng chưa tái lập hoàn thiện.
- Lạm phát tác động tâm lý người tiêu dùng, sức cầu không tăng như dự tính.
- Tôm giá rẻ từ Ecuador và Ấn Độ tranh mạnh thị phần ở Hoa Kỳ và có tác động tiêu cực mặt bằng giá chung.
Thành quả: (đã hợp nhất Khang An)
+ Tôm thành phẩm đạt 10.744 tấn, bằng 109% so cùng kỳ năm 2021.
+ Tôm tiêu thụ đạt 9.617 tấn, bằng 120% so cùng kỳ 2021.
+ Nông sản chế biến đạt 1.267 tấn, bằng 216% so cùng kỳ năm 2021.
+ Nông sản tiêu thụ đạt 872 tấn, bằng 120% so cùng kỳ 2021.
+ Nuôi tôm: Trong hoàn cảnh chung đầy khó khăn vì dịch bệnh nhưng trại tôm có kết quả nuôi khá khả quan. Qua đó góp phần làm giảm giá thành sản phẩm cuối cùng, góp phần đáng kể tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
+ Doanh thu chung: 118,6 triệu USD, bằng 136% so cùng kỳ năm 2021.
+ Lợi nhuận chung: Dự kiến sẽ tăng trên 40% so cùng kỳ năm 2021.
Hướng tới:
Lạm phát khiến sức cầu không như ý và giá cả tiêu thụ khó cải thiện.
Nguồn tôm nguyên liệu sẽ giảm mạnh vì dân chùng tay thả nuôi vụ 2 do dịch bệnh còn tiềm ẩn.
Sách lược công ty là tăng cường tiêu thụ các thị trường phù hợp thế mạnh của công ty và có tỉ suất lợi nhuận tốt, đồng thời tiếp tục thả nuôi vụ 2 trên nền tảng tin tưởng vào quy trình nuôi đang có của mình.

 

PHỎNG VẤN ÔNG HỒ QUỐC LỰC, CHỦ TỊCH HĐQT SAO TA
VỀ THÔNG TIN SAO TA MỞ RỘNG VÙNG NUÔI

 

Hỏi: Ông cho biết khái quát thông tin việc Sao Ta đã mở rộng vùng nuôi thêm 200 hecta?
+ Theo quy định, Sao Ta đã báo cáo kịp thời thông tin quan trọng này. Qua đó, các phương tiện truyền thông đã đưa tin rất nhanh việc Sao Ta hoàn tất khá cơ bản mở rộng vùng nuôi thêm trên 200 hecta.


Hỏi: Ông cho biết cụ thể hơn về vùng nuôi mới này và vì sao Sao Ta chọn nơi đây?
+ Vùng nuôi mới có vị trí khá tốt, ven đê biển, cách trại nuôi đang có của Sao Ta chỉ 3km. Vị trí này thuận lợi cho việc tổ chức nuôi và phù hợp quy trình nuôi Sao Ta đang có. Đó là nuôi tôm nước mặn, thay nước nhiều và trang trại nên biệt lập hạn chế lây lan nhau. Vùng nuôi này khá lý tưởng cho kỳ vọng của Sao Ta.


Hỏi: Vùng nuôi lý tưởng, vì sao chủ vùng nuôi lại chuyển nhượng cổ phần cho Sao Ta?
+ Vùng nuôi này hình thành năm 2002 và thật ra chủ vùng nuôi này tổ chức sản xuất cũng rất bài bản, quy củ, thể hiện rõ nét là khu nuôi này có chứng chỉ nuôi quốc tế ASC và BAP sớm nhất Sóc Trăng. Cái thiếu của họ là vốn và sự may mắn. Giai đoạn tôm dịch bệnh trầm trọng 2010-2015 khiến khu nuôi này thiệt hại hết vốn nuôi và do không thể phục hồi kịp thời, nên phải chuyển nhượng vì còn nợ khá lớn vì điều không may đến tới người nuôi tôm giai đoạn kể trên.


Hỏi: Sao Ta dự kiến tổ chức nuôi thế nào khi cùng lúc tăng diện tích nuôi lên gấp đôi so năm 2021?
+ Đúng vậy, năm 2021 Sao Ta chỉ quản lý 270 hecta đất nuôi. Đầu năm 2022 Sao Ta thêm 52 hecta đất nuôi từ dự án do tỉnh Sóc Trăng giao cho công ty thành viên Khang An. Cuối năm 2022 thêm 203 hecta từ khu nuôi nói trên. Năng lực cơ giới thi công ao nuôi ở địa phương có hạn, nhân lực điều hành cũng có hạn, Sao Ta tổ chức nuôi khu mới này trong năm 2023 và năm 2024. Như vậy đến năm 2024 Sao Ta sẽ nuôi phủ kín hơn 520 hecta đất nuôi do mình quản lý, hoàn tất chỉ tiêu trước một năm.


Hỏi: Một câu hỏi khó, ông cho biết nuôi tôm là mảng hoạt động rất khó hiệu quả, nhưng Sao Ta lại mở rộng vùng nuôi và nguồn lực tổ chức nuôi lấy từ đâu?
+ Đúng là câu hỏi khó! Ngay năm 2022 này khá nhiều trang trại nuôi ở nhiều tỉnh đang vất vả vì dịch bệnh trên tôm nuôi, thậm chí có trang trại phải đóng cửa. Khu nuôi Sao Ta tôm cũng bị dịch bệnh. Tuy nhiên, do công tác an toàn sinh học ở đây được thực thi khá triệt để nên dịch bệnh tác hại trong phạm vi kiểm soát được. Sao Ta tự tin quy trình nuôi của mình có nhiều ưu điểm và nhất là kiểm soát rủi ro khá tốt nên không ngại khó khăn. Càng khó khăn thì nuôi tôm càng có tỉ suất lợi nhuận tốt hơn! Sao Ta đã có tính toán nguồn vốn trong chiến lược phát triển 2021-2025, cuối năm 2021 Sao Ta đã nâng vốn điều lệ bán cho cổ đông chiến lược và đó là nguồn tài chánh chủ yếu cho việc mở rộng vùng nuôi này.


Hỏi: Ông cho biết với việc mở rộng vùng nuôi như vậy, Sao Ta sẽ tự cung ứng bao nhiêu % nguyên liệu?
+ Sao Ta mở rộng vùng nuôi thì đồng thời cũng tăng chỉ tiêu sản lượng tôm chế biến, cho nên chỉ tự chủ 30-40% nguyên liệu mà thôi.

Nhằm ghi nhận những đóng góp cho phong trào khuyến học, Trung ương Hội khuyến học Việt Nam tặng bằng khen FMC đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập năm 2021.

Trong những năm qua, FMC tích cực tham gia tài trợ cho các hoạt động khuyến tài, khuyến học tại địa phương như: tặng xe đạp, tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, tặng máy vi tính cho trường khuyết tật.

Đây là việc làm hết sức thiết thực, chung tay cùng cộng đồng, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn, khuyến khích các em tiếp tục vươn lên trong học tập. 

16.04.2022 FMC BANG KHEN CUA HOI KHUYEN HOC

        Hai năm Covid-19 đầy vất vả, thách thức nhưng FMC với sự nỗ lực hết mình, đôi lúc “nín thở” theo dõi kết quả dần hiện ra của từng quyết sách đề ra trước đó. Và bao lần thở phào, quên hết nhọc nhằn, bởi thành quả có được khả quan. Hai năm qua, FMC đã về đích không sớm, không trễ và khiêm tốn cho rằng mình được “Trời độ” vì ăn hiền ở lành!

       Năm 2021, Covid-19 đã “cướp” FMC gần chục tỷ đồng. Thật ra là tiền FMC chung tay vào ngân quỹ chống Covid chính quyền các cấp khoảng 6 tỷ. Còn lại là chi phí cho việc ngăn chặn Covid xâm nhập vào thành trì FMC. Thành quả bù lại là FMC không một ngày gián đoạn hoạt động, kể cả trong 3 tháng giãn cách, và tất cả người lao động đều an toàn. Thành quả là khách hàng tiêu thụ đủ hàng kịp thời cho kế hoạch kinh doanh của mình, tăng lòng tin vào FMC. Thành quả là người lao động FMC có thu nhập khá ổn định, khá tốt, sẽ yên tâm, sẵn lòng hơn trong công việc sắp tới. Thành quả tuy nhỏ nhưng cũng đáng nêu ra, FMC chung tay cùng cộng đồng doanh nghiệp (DN) tôm không để ao tôm nào thu hoạch bị ứ đọng, thiệt hại. Đồng tiền FMC đã sử dụng cho mục đích ngăn chặn Covid đã mang lại hiệu quả thiết thực cho bản thân mình và góp phần khiêm tốn tới cộng đồng dân cư.
       Với thành quả và sự tự tin khi vượt qua nhiều thách thức, FMC bước vào năm 2022 với tâm thế khá lạc quan, bởi có nhiều tín hiệu tốt cùng cộng hưởng. Đó là hai nhà máy chế biến xây mới đã và sẽ hoạt động trong năm. Đó là sẽ có những sản phẩm mới hoàn toàn đầy sức cạnh tranh hoặc sẽ chế biến những mặt hàng chưa từng chế biến (mặt hàng này đã có mặt trên thương trường đòi hỏi trình độ chế biến cao). Đó là sẽ có cơ hội rõ nét để mở rộng vùng nuôi theo chiến lược và chỉ tiêu đã đề ra. Đó là DN thành viên Khang An, tuy hoạt động mới một năm, nhưng cho thấy nhiều yếu tố tích cực để FMC nghiên cứu thành mô hình, cách thức nhân bản, mở rộng quy mô hoạt động. Và một tin vui đáng nêu ra nữa, FMC chính thức có thêm bạn đồng hành mới và lớn, đó là C.P Việt Nam. Việc phối hợp nâng tầm thế mạnh của nhau sẽ được từng bước tìm hiểu, cân nhắc tính toán nhưng chắc chắn người bạn đường mới này mang lại khá nhiều yếu tố tích cực cho FMC và tất cả cổ đông FMC.
       Hoạt động quý đầu năm FMC có kết quả khá tốt, các con số đều tăng trưởng, khá cao. Một quý chưa nói lên điều gì, nhưng xuất phát khí thế cũng mang lại niềm vui, sự lạc quan. Quý 2 này thêm tin vui đáng ghi nhận, đáng nêu ra. Đó là sẽ xuất khẩu những lô hàng đầu tiên mặt hàng mới hoàn toàn cung ứng tới hệ thống phân phối cao cấp ở Hoa Kỳ, khởi đầu cho một bước ngoặt của công ty thành viên Khang An nói riêng, của FMC nói chung. Đó là nhận được tin tốt lành từ diễn biến nuôi tôm vụ chính, khá lạc quan. Đó là FMC khởi đầu tăng tốc đúng nghĩa cho hoạt động năm 2022. Rõ ràng một tâm thế mới, tự tin và vững vàng hơn, đang tới với FMC.                                                                                                                                                                                              Hồ Quốc Lực

CHIA SẺ

- Quan tâm chăm lo khách hàng, người lao động.

- Chia sẻ đồng nghiệp, cộng đồng.