Tin Sao Ta

 

FMC: THÔNG TIN CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG THÁNG 10/2023 (ĐÃ HỢP NHẤT)


Hoạt động tháng 10/2023:
+ Sản xuất tôm thành phẩm 2.569 tấn, bằng 144% so cùng kỳ năm trước.
+ Sản xuất nông sản thành phẩm 133 tấn, bằng 135% so cùng kỳ năm trước.
+ Sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm 1.659 tấn, bằng 111% so cùng kỳ năm trước.
+ Sản lượng tiêu thụ nông sản thành phẩm 137 tấn, bằng 67% so cùng kỳ năm trước.
+ Doanh số chung tháng 10 đạt 18,45 triệu USD, bằng 95% so cùng kỳ năm trước.
+ Nuôi tôm: Khu nuôi cũ đang thu hoạch khoảng 80%. Khu nuôi mới đã thu hoạch xong trước đó, dự kiến sẽ thả nuôi lại trong tháng 11.

VÙNG SÁNG ĐÃ SÁNG HƠN

     Tháng 9 này hoạt động FMC khá khả quan, doanh số trên 125% so cùng kỳ, rút ngắn mức sụt giảm tính từ đầu năm còn 16%. Con số này nhìn qua không thấy yếu tố tích cực, nhưng nếu so toàn ngành thì con số này tạo ra sự ấn tượng không nhỏ.
     Tháng 9, vùng nuôi FMC đang tiến trình thu hoạch. Như truyền thông đã thông tin rộng rãi, chất lượng tôm giống năm nay có vấn đề không nhỏ, ảnh hưởng rất lớn kết quả, hiệu quả nuôi. Tỉ lệ thành công không cao do tôm bị rớt đáy ngay sau khi thả nuôi cho đến lúc thu hoạch, mức độ tôm thiệt hại này tùy theo đợt giống, có ít nhiều may rủi! Tất nhiên cũng có lô, đợt giống tốt. Đánh giá rủi ro tình hình này, các trại giống FMC ngoài việc nỗ lực tìm nguồn tôm giống, còn hết sức chú ý công tác an toàn sinh học, nhất là chất lượng nước nuôi. Cũng biết dù có nhiều giải pháp, nhưng cũng không tránh khỏi tình huống nêu trên, trại giống chuyển phương án nuôi thu hoạch sớm, trước thời điểm rủi ro tỉ lệ tôm rớt đáy nhiều, thông qua không giảm mật độ thả nuôi. Song song, để giảm chi phí và giá thành, trại đã được sự hợp tác, hỗ trợ các bên liên quan, kết quả giá tôm giống, thức ăn đều giảm. Với mật độ nuôi này, FMC thu hoạch sớm, từng bước, các cỡ tôm đáp ứng cho hợp đồng đang có. Tuy kết quả nuôi không như mong muốn, nhưng nằm trong dự tính, có lãi nhưng tỉ lệ không cao, gốc là do tỉ lệ thành công không cao và cỡ tôm thu hoạch chỉ vừa phải. Dù sao đây cũng là một điểm sáng đáng kể, khi biết bao hộ nuôi bị thiệt hại và một tỉ lệ hộ nuôi không nhỏ không dám thả nuôi trong hoàn cảnh này. Việc thu hoạch tôm nuôi của FMC sẽ kéo dài hết tháng 11 và ngay sau đó là thả nuôi vụ mới ngay trong năm, tranh thủ thời tiết không lạnh (do hiện tượng El Nino còn kéo dài) và độ mặn có sớm (năm nay dự báo hạn và xâm nhập mặn đến sớm). Như vậy so các đồng nghiệp, FMC khá chủ động nguồn nguyên liệu có kiểm soát cho mình, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm cuối cùng.

Xem tiếp...

FMC: THÔNG TIN CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG THÁNG 09/2023 (ĐÃ HỢP NHẤT)

Hoạt động tháng 09/2023:
+ Sản xuất tôm thành phẩm 2.339 tấn, bằng 157% so cùng kỳ năm trước.
+ Sản xuất nông sản thành phẩm 85 tấn, bằng 74% so cùng kỳ năm trước, nhưng tăng 13% so với tháng trước.
+ Sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm 1.799 tấn, bằng 139% so cùng kỳ năm trước.
+ Sản lượng tiêu thụ nông sản thành phẩm 128 tấn, bằng 193% so cùng kỳ năm trước.
+ Doanh số chung tháng 9 đạt 20.3 triệu USD, bằng 125% so cùng kỳ năm trước.
FMC đang tiến trình phục hồi, rút ngắn giảm sút ở 6 tháng đầu năm. Hiện nay tập trung chế biến các đơn hàng cao cấp cho các hợp đồng giao quý 4.
+ Trại tôm đang quá trình thu hoạch, đã thu gần 2.000 tấn, góp phần chủ động nguyên liệu và giảm giá thành sản phẩm cuối cùng và thời gian thu hoạch còn kéo dài đến tháng 11. Ngay sau đó sẽ tiếp tục thả nuôi.

     ♦ VƯỢT DỐC 2023:

     Đến nay, FMC đã vừa đi qua 2/3 chặng đường năm 2023. Điểm sáng và điểm xám đan xen. Xám là thua sút cùng kỳ năm trước, sáng là có dấu hiệu phục hồi, tuy chưa như ý, nhưng hơn hẳn mức của toàn ngành.
     Hiện tại, theo lý thuyết, đã qua cao điểm thu hoạch tôm nuôi, nhưng nguồn cung ứng tôm thành phẩm dồi dào, từ hàng tồn kho. Điều này khiến giá tiêu thụ còn duy trì mức thấp, tuy có lợi cho người tiêu dùng, nhưng gây thiệt hại lớn cho người nuôi, khả năng tạo ra sự không đồng bộ chuỗi cung ứng sau này. Hàng tồn kho một số nước còn khá, như Ecuador, Ấn Độ nhưng tập trung hàng sơ chế, cho nên hàng chế biến sâu của chúng ta có nền tảng thuận lợi bứt phá cho 3 tháng tới, khi vào mùa lễ hội mảng dịch vụ có nhu cầu hàng chế biến sâu tăng cao.

Xem tiếp...

Hoạt động tháng 08/2023:

+ Sản xuất tôm thành phẩm 1.981 tấn, bằng 105% so cùng kỳ năm trước.
+ Sản xuất nông sản thành phẩm 75 tấn, bằng 54% so cùng kỳ năm trước, nhưng tăng 14% so với tháng trước.
+ Sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm 2.008 tấn, bằng 115% so cùng kỳ năm trước.
+ Sản lượng tiêu thụ nông sản thành phẩm 85 tấn, bằng 33% so cùng kỳ năm trước.
+ Doanh số chung tháng 8 đạt 22,4 triệu USD, nhỉnh hơn một chút so cùng kỳ năm trước là 22,1 triệu USD.
So cùng kỳ năm trước, sản lượng tiêu thụ tôm tăng 15% nhưng doanh số chỉ tăng khoảng 1% do giá tiêu thụ tôm thế giới đang ở mức thấp.
Đây là tháng tăng trưởng dương đầu tiên trong năm nay, mức tăng trưởng tuy nhẹ nhưng cho thấy sự chuyển động phục hồi tiêu thụ.
+ Tình hình nuôi tôm: Bắt đầu có tôm thu hoạch từ khu nuôi mới. Khu nuôi cũ mới thả nuôi xong gần 1 tháng.

Chúc nhà đầu tư, cổ đông có những ngày nghỉ lễ vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình, người thân, bạn bè.

Đa phần các ngành hàng xuất khẩu nói chung, thủy sản nói riêng, trong đó có con tôm, từ đầu năm đến nay tiêu thụ giảm sút so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân ai cũng rõ. Và hầu hết dự liệu đều cho rằng sẽ có cải thiện ở nữa năm còn lại, chủ yếu do có những yếu tố khách quan làm tăng nhu cầu.

Tôi cũng cho rằng như vậy, cho nên từ tháng 7 này các doanh nghiệp (DN) chế biến chạy thôi, bù lại quãng thời gian đi đủng đỉnh vừa qua. Trong thực tế xu thế này đã có nền tảng khá chắc. Đó là mức sụt giảm giảm dần qua các tháng và ở tháng 6 vừa qua đã có sự chuyển động đi lên đáng kể. Tôi chưa có số liệu thống kê xuất khẩu toàn ngành tôm 6 tháng và nhất là tháng 6, nhưng tôi có thể lấy FMC làm minh chứng. Tháng 5 và đến trung tuần tháng 6, FMC có rất nhiều đoàn khách hàng tới làm việc. Qua đó, FMC nắm rõ hơn tình hình thị trường chung để có đối sách phù hợp nhưng quan trọng là có các đơn hàng khá ổn, dù giá cả chưa cải thiện do tình hình chung. Nếu 5 tháng mức sụt giảm FMC 30% thì 6 tháng mức này chỉ còn 20%. Sự tiến triển này do kim ngạch xuất khẩu tháng 6 đã tốt, phải nói rất tốt, đạt gần 19 triệu USD so cùng kỳ chỉ dưới 12 triệu USD. Toàn ngành từ mức sụt giảm 34% ở 5 tháng, nhưng ở 6 tháng chắc mức này sẽ còn dưới 30% và con số này hy vọng sẽ còn giảm dần ở quý 3 này.

Xem tiếp...

+ Sản xuất tôm đông lạnh: 9.402 tấn, bằng 85,9% so cùng kỳ năm 2022.

+ Sản xuất nông sản đông lạnh: 968 tấn, bằng 76,4% so cùng kỳ.
+ Doanh số tiêu thụ chung: 86,7 triệu USD, bằng 80% so cùng kỳ.
Nếu ở 5 tháng đầu năm, doanh số tiêu thụ chỉ đạt 70% so cùng kỳ, do tháng 6 việc tiêu thụ tăng mạnh, cải thiện lên mức 80% so cùng kỳ ở 6 tháng. Đây là điểm sáng của tháng 6, và cũng là khởi đầu giai đoạn tăng tốc về sau.
+ Nuôi tôm: Đang thả nuôi khu mới (Vinafarm). Dự kiến sẽ thả nuôi hoàn tất trong tháng 7 cho cả khu mới lẫn vụ 2 cho khu cũ (Tanafarm). Việc thả nuôi khu mới có chậm so kế hoạch do thiếu nguồn tôm giống sạch bệnh.

CHIA SẺ

- Quan tâm chăm lo khách hàng, người lao động.

- Chia sẻ đồng nghiệp, cộng đồng.